Dịch vụ công trực tuyến, thủ tục hành chính (TTHC) liên thông đang được triển khai mạnh mẽ trên môi trường số, tạo thuận lợi rất lớn cho người dân khi thực hiện các giao dịch hành chính. Quá trình sử dụng giao dịch điện tử sẽ không thể thiếu chữ ký số cá nhân vì có tính pháp lý thay thế chữ ký tay và con dấu, rút ngắn quy trình thực hiện TTHC và giao dịch điện tử. xã đang thực hiện cao điểm cung cấp chữ ký số miễn phí cho người dân trên địa bàn xã. Trong chiến dịch này, với sự cam kết của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, người dân sẽ được cấp chữ ký số với các chính sách hỗ trợ miễn phí trong năm đầu sử dụng.
Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra trên công nghệ mã hóa công khai. Chữ ký số đóng vai trò như chữ ký tay cá nhân, được thừa nhận về mặt pháp lý khi giao dịch trên môi trường điện tử. Ðối với doanh nghiệp, chữ ký số có vai trò tương đương với chữ ký tay và con dấu. Ðối với cá nhân, chữ ký số có vai trò tương đương chữ ký của mỗi cá nhân được dùng với mục đích xác thực danh tính của người ký.
Cùng với định danh điện tử, chữ ký số sẽ giúp người dân thực hiện các giao dịch mà không cần gặp mặt, thúc đẩy kinh tế số, chính quyền điện tử, tiến tới một xã hội không giấy tờ. Việc cấp miễn phí chữ ký số mới chỉ là bước đầu, còn để người dân sử dụng nhiều hơn thì chính quyền, các tổ chức cần cung cấp thêm các tiện ích để việc giải quyết hồ sơ, TTHC trên môi trường điện tử nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Một trong những giải pháp cần làm ngay đó là các nhà mạng, địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền bằng nhiều cách thức để người dân biết đến sự thuận lợi, tiện ích của chữ ký số, qua đó nâng tối đa tỷ lệ giải quyết TTHC qua dịch vụ công trực tuyến một cách an toàn, hiệu quả. Từ tháng 7-2023, các nhà mạng Viettel, VNPT Bình Phước đã bố trí nhân viên trực tại bộ phận một cửa, để hỗ trợ hướng dẫn cấp chữ ký số cho người dân.
Với việc được cấp miễn phí chữ ký số cá nhân trong name đầu cài đặt, người dân đã có thể sử dụng chữ ký số khi tực hiện TTHC van các giao dịch khác trên môi trường điện tử mà không phải in các giấy tờ như trước.
Trong một thế giới ngày càng siêu kết nối, nhu cầu giao dịch, truyền tải thông tin trên môi trường điện tử gia tăng, chữ ký số là công cụ cơ bản nhất, là mảnh ghép góp phần hoàn thiện “bức tranh” chuyển đổi số. Đây cũng là chủ trương mà Chính phủ đang thúc đẩy với mục tiêu đến năm 2025, 50% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân, đến năm 2030 con số này là hơn 70%, theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Việc đẩy mạnh cung ứng chữ ký số cá nhân sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn xã, giúp người dân tiếp cận nhanh hơn với các dịch vụ số phục vụ đời sống hằng ngày.
Điểu Thị Thúy