Giới thiệu chung

Phước An từ thời xa xưa là vùng rừng rậm, chưa có con người. Khoảng đầu thế kỷ XVIII, một số cư dân người S’tiêng di cư từ nam Tây Nguyên xuống khai phá lập nên các Sóc ở vùng Hớn Quản, trong đó có Phước An. Đến thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn chia Nam Bộ thành 6 tỉnh (còn gọi là Nam Kỳ lục tỉnh), vùng Phước An (khi đó còn chưa có tên gọi) thuộc tỉnh Biên Hòa.
Từ đầu năm 1859 đến năm 1867, sáu tỉnh Nam Kỳ lần lượt bị thực dân Pháp xâm chiếm. Ngày 5 tháng 1 năm 1876, Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam Kỳ ra nghị định phân chia Nam Kỳ thành 4 khu hành chính (Circonscription administrative) là Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xác. Mỗi vùng lại chia nhỏ thành nhiều khu hành chính thường được gọi là hạt. Phước An khi đó nằm trong hạt Thủ Dầu Một, vùng Sài Gòn.
Không chịu khuất phục trước sự cai trị, dàn áp của thực dân, phong kiến, một số dân cư từ Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một bỏ làng ra đi, theo dọc Lộ 13, khi đó chỉ là con đường mòn nhỏ, lên vùng Hớn Quản, Chơn Thành khai phá đất rừng để lập nghiệp, sinh sống cùng với đồng bào dân tộc bản địa dần dần hình thành lên một số làng, trong đó có làng Tân Quan.
Đầu thế kỷ XX, số người Việt đến Hớn Quản tăng lên, chủ yếu là dân phu cao su (dân "công tra"). Đó là những người nông dân nghèo đói được thực dân Pháp tuyển mộ từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương v.v... đưa đến các đồn điền cao su Xa Trạch, Sóc Tranh v.v... thuộc Công ty cao su Đất Đỏ (Planfations des Terres Rouges, ra đời năm 1908, đặt trung tâm tại Quản Lợi). Lúc đầu chưa có thiết chế tổ chức xã mà chỉ gọi là làng Sóc Tranh, làng Văn Hiên, làng Bò Com và làng Xa Trạch. Dân cư các làng trên chủ yếu là gia đình công nhân làm phu cho thực dân Pháp khai thác cao su ở đồn điền Xa Trạch và khu đồng bào dân tộc ở gọi là sóc, gồm Xạc Lây, Tranh 3, Sóc Ruộng, sóc Dày, Phú Bổn (nay thuộc An Lộc), Đông Phất (nay thuộc Thanh Bình), Tà Cuông (nay thuộc Tân Khai), Sóc Trào, Xacôlết (nay thuộc Tân Lợi). Sau khi ổn định và đi vào khai thác cao su, thực dân Pháp thành lập xã, lấy tên là xã Tân Quan (khoảng năm 1908) thuộc quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, có một đợt phát triển dân cư lớn thứ hai ở Tân Quan. Chính quyền Ngô Đình Diệm cưỡng bức một số giáo dân Thiên Chúa giáo ở vùng Ninh Bình, Nam Định đưa vào các đồn điền Xa Trạch, Văn Hiên, lập ra những xứ đạo quy tụ dân cư ngày một đông đúc ở dinh điền Văn Hiên.
Tháng 10 năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm chia tách một số vùng ở phía bắc của hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa để lập hai tỉnh mới là Bình Long và Phước Long. Tỉnh Bình Long được thành lập theo Sắc lệnh số 134/NV (ngày 22 tháng 10 năm 1956) gồm 3 quận: An Lộc, Lộc Ninh và Chơn Thành. Xã Tân Quang thuộc quận An Lộc.
Ngày 13 tháng 6 năm 1960, Ngô Đình Diệm lại ban hành Nghị định số 728, lúc này tỉnh Bình Long có 2 quận là An Lộc và Lộc Ninh. Xã Phước An lúc này vẫn thuộc quận An Lộc, nhưng được chia tách làm 2 xã là xã An Lợi (gồm: Lôi Sơn, Văn Hiên và Xa Trạch) và xã Tân Phước, gồm các sóc người dân tộc thiểu số (thuộc xã Tân Quan ngày nay)[1].
Tháng 10 năm 1961, để phù hợp với tình hình chỉ đạo địa bàn hoạt động tương ứng với phân chia hành chính của chính quyền Sài Gòn, Trung ương Cục Miền Nam chia tách khỏi tỉnh Thủ Biên thành lập tỉnh Bình Long gồm 3 quận có phiên hiệu theo số là C45 (Chơn Thành), C55 (Hớn Quản) và C65 (Lộc Ninh).
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 56-CP về hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Sông Bé, hợp nhất huyện Lộc Ninh, huyện Hớn Quản, huyện Chơn Thành thành một huyện lấy tên là huyện Bình Long. Xã Phước An cũng được thành lập từ hai xã Tân Phước và xã An Lợi cũ, được lấy tên từ chữ Phước của xã Tân Phước và chữ An của xã An Lợi, với mong muốn được hưởng phước lộc, an bình. Năm 1982, xã Phước An được chia thành hai xã: Xã Phước An và xã Tân Quan.
Năm 1997, tỉnh Bình Phước được tái lập, xã Phước An thuộc huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. Năm 2009, huyện Hớn Quản được tái lập. Xã Phước An thuộc huyện Hớn Quản.
Trải qua các thời kỳ lịch sử hình thành và phát triển, xã Phước An từ một vùng đất hoang vu, từ chỗ chưa có tên trên bản đồ, được khai phá để ngày nay trở thành vùng đất trù phú của huyện Hớn Quản.

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay599
  • Tháng hiện tại28,942
  • Tổng lượt truy cập784,665
dvcqgian
dvc bp
hu hq
qlvb hq
face book
BỘ PHÁP ĐIỂN
face tu hao bp
Văn bản mới

Văn bản - Chỉ đạo điều hành

1068-UBND-NC

Dự thảo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp thị xã Bình Long

lượt xem: 242 | lượt tải:50

01/CTr-UBND

Chương trình làm việc của UBND xã năm 2024

lượt xem: 283 | lượt tải:69

25/NQ-HĐND

Nghị quyết thông qua vốn điều chỉnh đầu tư công năm 2023

lượt xem: 329 | lượt tải:83

4622/BGDĐT-CNTT

Công văn số 4622/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017

lượt xem: 396 | lượt tải:100

80/2014/QĐ-TTg

Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước

lượt xem: 408 | lượt tải:114
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây